Hotline:0909 13 46 92

Các loại xe ô tô bắt buộc phải gắn thiết bị định vị 2018

Theo nghị định 91:QCVN 31 : 2014/BGTVT và thông tư  số: 73/2014/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị định vị ô tô giám sát hành trình xe quy định: 

Quy định về những loại xe phải gắn phù hiệu được thể hiện tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, theo đó:

 Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải“.

Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa và xe kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn phù hiệu.

Theo quy định của pháp luật, xe tải có kinh doanh vận tải phải đăng ký phù hiệu. Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP có giải thích về kinh doanh vận tải như sau:

“1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”

Trong trường hợp công ty bạn, chúng tôi không biết công ty sử dụng xe này để làm gì nên bạn cần dựa vào quy định trên để xác định chính xác xe của mình có được sử dụng kinh doanh vận tải hay không.

Bên cạnh đó, về lộ trình gắn phù hiệu cho ô tô kinh doanh vận tải được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:

4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn“.

Như vậy, theo lộ trình mà luật đưa ra, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 7 tấn phải gắn phù hiệu trước ngày 1 tháng 1 năm 2017.

Về việc cấp phù hiệu cho xe kinh doanh vận tải bạn có thể tham khảo bài viết sau: Hồ sơ cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về phù hiệu xe; bạn vui lòng liên hệ Hotline: 0909 13 46 92  để được tư vấn.

Bài viết liên quan

Copyright © 2018vietnamauto.com.vn | Designed byBAMBOO